Du học Mỹ có nhiều thứ phải lo như chỗ học, chỗ ở, chuyện ăn uống, và đặc biệt hơn hết là sức khỏe.
Thật là không dễ dàng gì khi phải sống xa nhà và tự lo cho bản thân nhưng nếu biết cách chuẩn bị đầy đủ kiến thức và tinh thần thì bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều trong vấn đề tự bảo vệ sức khỏe đấy.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ
Ở Mỹ, tiền hỗ trợ cho quỹ chăm sóc sức khỏe khá là thấp nên hầu hết mọi người đều tìm đến các công ty tư nhân. Vì thế, nhiều người không thể xoay xở cho những chi phí sức khỏe, đặc biệt là khi chi phí nằm viện mỗi ngày ở bệnh viện có khi lên tới hàng ngàn đô la. Những bạn có ý định sống, học tập hay du lịch tại Mỹ cần có bảo hiểm sức khỏe để yên tâm về vấn đề từ chụp X-quang đến tiêm chủng hay phẫu thuật.
Bảo hiểm sức khỏe thường được chi trả theo tháng với mức phí tương đương với những mức độ mà bạn muốn được bảo hiểm.
Một số điều khoản mới về sức khỏe của sinh viên quốc tế vừa được đưa ra tại Mỹ, theo đó những sinh viên quốc tế muốn du học sẽ phải cung cấp một số giấy tờ xác mình về tình trạng sức khỏe cũng như về việc tiêm các loại vắc xin chủng ngừa. Bạn có thể vào trang y tế dành cho sinh viên UI Student Health Service để tìm hiểu thêm về các yêu cầu cũng như các mẫu đơn y tế. Thông thường bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một số thông tin chính như:
- Thông tin sức khỏe của sinh viên quốc tế: trong mục này bạn sẽ cung cấp thông tin chung về tình trạng sức khỏe, tiêm chủng ngừa và các thông tin trong bảo hiểm y tế.
- Lược sử về sức khỏe: Bạn cần hoàn thành mẫu đơn này (tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế trong nước) và nộp lại cho UI Student Health Service trước khi bạn đến Mỹ ít nhất một tháng. Mẫu đơn này được dịch trên 9 ngôn ngữ (hiện vẫn chưa có tiếng Việt)
- Lịch sử Tiêm chủng ngừa: Bạn có thể xin những chứng nhận về tiêm chủng ngừa tại các cơ sở y tế, bệnh viên trong nước và nộp lại cho UI Student Health Service ít nhất là một tháng trước khi đến Mỹ.
Bảo hiểm sức khỏe
Những du học sinh đi theo diện thị thực F1 không nhất thiết phải có bảo hiểm sức khỏe, tuy nhiên hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng đều yêu cầu sinh viên phải đóng bảo hiểm để được phép đăng ký.
Những thông tin này sẽ được thông báo trước khi bắt đầu khóa học và bạn có thể tìm thấy chúng ở website của trường hay tại trang dữ liệu International Student Insurance.
Một khi đã biết được mức bảo hiểm phù hợp với bản thân, bạn hãy tìm, so sánh chi phí để đưa ra những quyết định được ISO hay InternationalStudent Insurance chỉ định. Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh các gói bảo hiểm sức khỏe khác nhau tại American Visitor Insurance. Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu được toàn bộ nội dung mà bảo hiểm đó bao gồm để biết được quyền lợi của mình trong các tình huống khẩn cấp. Lưu ý là những bạn đã tham gia điều trị y tế trước khi mua bảo hiểm thường phải trả mức bảo hiểm với chi phí cao hơn.
Một khi đã có bảo hiểm trong tay, bạn nhớ lưu giữ các giấy tờ thật cẩn thận để không chịu cảnh thất lạc phải làm lại từ đầu với các quy trình phức tạp.
Bảo hiểm vật dụng và nhà ở
Có thể bạn sẽ không cần đến bảo hiểm sức khỏe nhưng hãy nghĩ đến việc mua bảo hiểm nhà ở và vật dụng trong nhà, đặc biệt là khi bạn đi du học. Liệu bạn sẽ làm gì khi bị mất cắp điện thoại hay máy tính? Không phải ai cũng có điều kiện để sắm lại toàn bộ những thứ bị mất mát, thất lạc, hư hỏng trong quá trình sử dụng nên đây cũng là một dạng bảo hiểm được nhiều du học sinh lựa chọn.
Nếu bạn sống trong khu ký túc xá thì cũng nên lưu ý các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà với trường Đại học. Nhiều trường thường bao gồm bảo hiểm ngay trong phí thuê nhà. Một số công ty bảo hiểm cũng thường cho phép cha mẹ bảo hiểm luôn cho nhà ở và vật dụng của con mình nên đây cũng là một phương án hay (nếu chi phí thấp hơn so với việc đăng ký bảo hiểm riêng).
Cuối cùng, nếu bạn chia nhà với nhiều người bạn khác thì cũng nên tính đến việc mua bảo hiểm riêng để bảo đảm tài sản của mình.
Đó là những điểm đáng lưu ý cho những bạn đang muốn du học tại My. Hãy tìm hiểu thật kỹ nhiền vấn đề liên quan để việc du học thuạn lợi hơn nhé!