Điều kiện đi du học Mỹ đang ngày càng phức tạp và cạnh tranh hơn do nhu cầu của học sinh tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông. Vậy làm sao để đi du học Mỹ? Đó là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh đang boăn khoăn. American Airlines sẽ giúp bạn nắm rõ mọi điều kiện để đáp ứng tốt cho kế hoạch du học của bản thân mình.
1. Điều kiện để du học Mỹ
1.1 Xin cấp thư nhập học I-20 từ các trường
I-20 là điều kiện đi du học Mỹ đầu tiên mà bạn cần đạt được. Đây là thư nhập học, hay còn được hiểu đó là giấy báo trúng tuyển vào trường mà bạn đã nộp đơn để xin du học. I-20 cũng là một trong hai giấy tờ quan trong nhất trong kế hoạch du học trung học Mỹ. Bạn phải nộp I-20 trước ngày nhập học với trường và mỗi khi đi ra khỏi nước Mỹ hoặc quay lại bạn cũng đều phải xuất trình loại giấy này. Để nhận được I-20, tất nhiên bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện nhà trường đưa ra rồi.
Mỗi trường sẽ có một tiêu chuẩn và định mức riêng dành cho việc cấp i-20 cho học sinh quốc tế nhưng sẽ dựa vào các căn cứ sau :
- Học bạ học tập: Học bạ của bạn có số điểm từ 7 trở lên và tăng dần theo từng năm học sẽ là một lợi thế, bởi nó cho thấy bạn có một thái độ nghiêm túc và cố gắng trong việc tích luỹ kiến thức
- Hoạt động ngoại khoá: Bao gồm một số hoạt động xã hội như từ thiện, tham gia cuộc thi do trường hoặc một đơn vị nào đó tổ chức, hoặc một công trình nghiên cứu nào đó để giúp cải thiện cuộc sống của bạn…Các bạn biết đấy, nhà tuyển sinh trung học Mỹ sẽ không muốn nhận 1 học sinh suốt ngày chỉ biết học với học, mà còn phải biết ứng dụng việc học thành chơi.
- Tiếng Anh: Bạn phải chứng minh với nhà tuyển sinh là bạn đủ khả năng để ngoài việc giao tiếp hàng ngày, bạn vẫn có thể tham gia giờ học trên lớp, đọc sách, hiểu bài giảng của các giáo viên và làm các bài thi. Một cách phổ biến nhất để đánh giá trình độ của của bản thân mà nhiều người vẫn đang áp dụng là tham dự kỳ thi tiếng Anh cho người nước ngoài. Bạn nên có bằng trước 1 năm khi đi du học. TOEFL ibt yêu cầu khoảng 70-80 điểm là có thể yên tâm, với TOEFL PBT thì khoảng 500 – 550. Một số trường trung học Mỹ cũng chấp nhận bạn nếu bạn vẫn chưa lấy bằng. Tuy nhiên, yêu cầu bạn phải tham gia vào kỳ thi tiếng anh đầu vào của trường hoặc tham gia khóa học tiếng anh do trường tổ chức.
Ngoài ra, nhiều trường cao đẳng và đại học của Mỹ cũng đã chấp nhận bằng ielts, tuy nhiên du học Mỹ cần ielts bao nhiêu vẫn luôn là thắc mắc với nhiều người. Với mỗi trường cao đẳng hay đại học tại Mỹ sẽ yêu cầu điểm số ielts là khác nhau. Theo thống kê, đối với trình độ cao đẳng, hầu hết các trường chỉ yêu cầu ielts là 5.5. Tuy nhiên lên đến bậc đại học thì chứng chỉ ielts của bạn phải cao hơn và thông thường đạt mức 6.0 đến 6.5 tùy từng trường xét duyệt. Ngoài ra, các trường đại học danh tiếng sẽ có yêu cầu và ngoại ngữ khá cao, thậm chí ielts tối thiểu của bạn phải là 7.0 mới đủ điều kiện apply.
Sau khi đã có thư nhập học I-20 rồi, việc tiếp theo bạn cần làm để đáp ứng điều kiện đi Du học Mỹ là bạn phải xin cấp Visa du học từ Chính phủ Mỹ thông qua Đại sứ quán tại Việt Nam.
1.2 Visa du học Mỹ – Visa F1- Điều kiện bắt buộc
F1 là loại thị thực được chính phủ Mỹ cấp cho học sinh quốc tế theo học chương trình chính quy. Visa F1 là loại visa phổ biến được cấp cho du học sinh. Đồng thời, sở hữu visa này bạn có cơ hội được làm thêm trong phạm vi cho phép của nhà trường (thường không được vượt quá 20 tiếng/ tuần).
Sau thảm hoạ ngày 11-9, việc nhập cư trên nước Mỹ được siết chặt hơn bao giờ hết. Để thuyết phục Lãnh Sự Quán Mỹ cấp giấy phép thị thực Mỹ, bạn cần chuẩn bị một số điều sau :
1.3 Chứng minh khả năng tài chính
Bạn sẽ phải chứng minh được nguồn tài chính của mình là đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu như học phí, sách vở, ăn ở, đi lại… trong 3 năm học Trung học Phổ thông tại Mỹ. Thông thường chi phí thực tế cho một năm học vào khoảng 30.000 – 50.000$ và sẽ dự kiến tăng 5% mỗi năm.
Đó chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ, ngoài ra trước đó, mỗi gia đình phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản sẵn có của gia đình trong ngân hàng hoặc những nơi lưu trữ hợp pháp khác. Người Mỹ có thể nghĩ là trong trường hợp xấu xảy ra, bạn vẫn còn có tài sản thế chấp để tiếp tục hoàn thành chương trình.
Ngoài 3 điều điện trên còn rất nhiều những thứ bạn cần chuẩn bị đi du học Mỹ 2018, vì vậy đừng quên tìm hiểu thêm chi tiết để tránh thiếu sót hồ sơ cũng như các giấy tờ khác.
2. 7 bước lựa chọn du học mỹ chi phí thấp bạn cần biết
2.1 Lựa chọn trường ở tiểu bang phù hợp khi du học Mỹ
Các trường đại học Mỹ thường đầu tư về chất lượng giáo dục nên mức học phí thường rất cao. Học phí dành cho sinh viên quốc tế ở trường tư thục bằng với sinh viên bản địa, thường trong khoảng 25.000 – 40.000 đô la Mỹ/năm. Trong khi đó ở các trường công lập, du học sinh đóng học phí gấp 2 – 2,7 lần so với sinh viên bản địa, khoảng từ 8.000 – 25.000 đô la Mỹ/năm.
Các trường đại học công lập thường có chi phí thấp so với trường tu thục. Ngoài tiền học phí thì chi phí ăn ở khoảng 7.000 đô la Mỹ/năm, bởi các tiểu bang có trợ cấp nhiều cho giáo dục. Nếu chọn theo học tại các tiểu bang này thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều sinh hoạt phí.
Các tiểu bang này nằm ở khu vực miền Trung Tây bao gồm North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Arkansas, Oklahoma, Colorado… Đây là những tiểu bang ít người, chính quyền sử dụng chính sách ưu đãi giáo dục nhằm giữ chân cư dân đồng thời lôi kéo sinh viên theo học.
2.2 Hãy lựa chọn những trường vừa sức
Hệ thống các trường công lập chia làm 3 thứ hạng, cụ thể:
- Hạng đầu là trường nòng cốt của tiểu bang. Thường mỗi tiểu bang chỉ có 1 – 2 trường dạng này. Ví dụ University of Virginia của bang Virginia, University of Connecticut của bang Connecticut…, Riêng tiểu bang California có đến 9 trường là những trường nằm trong hệ thống University of California.
- Hạng hai là trường loại khá, thường mỗi tiểu bang có 5 – 10 trường. Ví dụ University of Massachusetts at Boston ở bang Massachusett, Central Connecticut State University của bang Connecticut. Riêng California có 32 trường, đó là hệ thống California State University.
- Hạng ba là hệ thống cao đẳng cộng đồng với học phí khoảng 7.000 đô la Mỹ/năm.
Các trường đại học danh tiếng trong top 25 như UC Berkeley, UC LA, University of Virginia… là những trường nổi bật về thành tích nghiên cứu, giảng dạy, đội ngũ giáo sư, cũng như trình độ sinh viên. Bạn phải nghiên cứu kĩ trước khi quyết định theo học các trường này.
Các trường đại học trong khoảng xếp hạng từ 30 – 100 tuy không danh tiếng bằng các trường top trên nhưng chương trình học khá khó và sinh viên tương đối đều về học lực.
Các trường đại học trong hạng 100 – 300 tương đối học nhẹ nhàng hơn. Các trường đại học miền Trung Tây với chi phí thấp thường nằm trong hạng 100 – 300 trong tổng thể. Các trường đại học này thường là ưu tiên lựa chọn của nhiều bạn bởi rất phù hợp với học sinh – sinh viên Việt Nam có học lực trung bình hoặc tiếng Anh đạt mức điểm tiếng anh TOEFL 65 – 80, IELTS 5.0 – 6.0.
Hãy lựa chọn một trường đại học hợp với năng lực của bạn chứ không cần phải quá chú trọng đến xếp hạng hay danh tiếng để đảm bào việc học của bạn sẽ được xuyên suốt, không bỏ dở giữa chừng vì không theo kịp.
Đạt thành tích học tốt (điểm GPA 3.7 – 4.0) tại một trường đại học ở hạng khá hay trung bình vẫn tốt hơn là học yếu ở đại học danh tiếng. Các sinh viên đạt thành tích học tập và nghiên cứu tốt tại các trường đại học sẽ có cơ hội lớn tìm việc làm và học chương trình sau đại học.
2.3 Tìm hiểu kỹ các trường và các chương trình học phù hợp
Sinh viên cần tìm hiểu kỹ các trường đại học cũng như các chương trình học trước khi quyết định lựa chọn. Điều này giúp cho sinh viên hiểu rõ và có được cái nhìn toàn diện hơn về sự lựa chọn của mình, tránh trường hợp mất tiền bạc và thời gian cho những trường đại học hay các chương trình kém chất lượng, không có giá trị thực tiễn. Hơn nữa, sinh viên còn có thể so sánh chi phí cũng như chất lượng của các trường và các chương trình học, từ đó tìm cho mình sự lựa chọn hợp lý nhất.
2.4 Lựa chọn một lộ trình học tối ưu
Đây cũng là một biện pháp giúp sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Thay vì học 4 năm đại học tại Mỹ, sinh viên có thể lựa chọn học chương trình cao đẳng 2 năm của các trường đại học Mỹ tại Việt Nam, sau đó mới chuyển tiếp lên học tiếp đại học 2 năm còn lại tại Mỹ.
Với cách này sinh viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với học đại học 4 năm tại Mỹ từ đầu mà vẫn đạt được bằng đại học tương đương. Tuy nhiên, để có thể chuyển tiếp lên học đại học tại Mỹ dễ dàng thì sinh viên cần lưu ý chọn lựa các trường cao đẳng được công nhận vùng (regional accreditation) do bằng cấp từ các trường này được công nhận rộng rãi hơn bởi các trường đại học tại Mỹ.
2.5 Lựa chọn các trường thuộc các khu vực có chi phí vừa phải
Việc lựa chọn các trường thuộc các khu vực có mức chi phí cho cuộc sống không quá đắt đỏ cũng là một cách giúp sinh viên tiết kiệm chi phí cho việc du học tại Mỹ. Sinh viên có thể chọn các trường thuộc các bang Nam Dakota, Bắc Dakota, Mississippi, Missouri, Arkansas, Iowa, Kentucky, Nebraska để học. Đây là 8 bang có mức chi phí cho cuộc sống thấp nhất tại nước Mỹ. Mức chi phí cho cuộc sống tại các bang này thường thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước, ví dụ như mức chi phí tại Nam Dakota thấp hơn mức trung bình của nước Mỹ đến 13%.
2.6 Tìm kiếm học bổng
Sinh viên có thể tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các chương trình học bổng. Đây được xem là một trong những cách hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí đáng kể khi du học tại Mỹ. Tuy nhiên để có thể xin được học bổng, sinh viên cần nắm rất rõ các loại học bổng cũng như tiêu chí để đạt được và nỗ lực rất nhiều để đạt được.
Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ ấn tượng với các thành tích, giải thưởng, và các chứng chỉ cần thiết, các hoạt động… là yếu tố tiên quyết để giành được hoc bong du hoc My và công tác chuẩn bị thường phải được tiến hành từ trước đó 1 đến 2 năm hoặc xa hơn nữa. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên nộp thật nhiều loại học bổng khác nhau để nâng cao cơ hội thành công.
2.7 Hãy tìm cho mình một việc làm thêm
Sinh viên có thể tìm kiếm các công việc làm thêm bán thời gian trong thời gian học. Các trường đại học và các câu lạc bộ sinh viên thường hay có các chương trình trợ giúp cho sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm thêm. Mặc dù thu nhập từ nguồn này không lớn nhưng nó cũng có thể bù đắp được phần nào các chi phí sinh hoạt hằng ngày, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Tuy nhiên việc cân đối thời gian giữa học và làm để vẫn đảm bảo hiệu quả cho việc học là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ trước khi quyết định làm thêm.
Nhìn chung thì việc du học Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu sinh viên biết kết hợp các phương pháp trên để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình cũng như tối ưu hóa chi phí bỏ ra. Làm được như vậy, giấc mơ du học Mỹ sẽ không còn quá xa vời đối với phần lớn sinh viên hiện nay.
3. 8 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn du học Mỹ
Chuẩn bị phỏng vấn du học Hoa Kỳ Khi trả lời phỏng vấn xin Visa du học Mỹ, trước tiên bạn cần chú tâm trình bày về chương trình và kế hoạch học tập phải tương thích với nội dung trong thư mời nhập học. Thông thường, du học sinh sẽ trình bày kế hoạch học tập từ 6-12 tháng tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh có thể rút ngắn hoặc lâu hơn sau khi nhà trường ở Mỹ đã kiểm tra trình độ tiếng Anh.
Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ.
Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cách phỏng vấn du học Mỹ vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp.
Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn.
3.1 Những điều cần lưu ý trước khi bước vào phỏng vấn
- Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi.
- Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính.
- Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV.
Có một thực tế cũng cần phải biết là cho dù chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều bạn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích chuyến du học, chính điều này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn.
Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau.
3.2 Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan
Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.
3.3 Kế hoạch học tập khoa học
Hãy nêu kế hoạch học tập của bạn một cách ngắn gọn và rõ ràng để các viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ có thể cảm nhận được sự chân thành và tha thiết muốn đi du học của bạn trong từng lời nói.
3.4 Kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đầy tính thuyết phục
Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.
3.5 Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất
Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.
3.6 Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
Hãy cho họ thấy rằng đất nước của bạn rất tốt, rất đẹp và phát triển thất đấy, nhưng tôi sẽ trở về Việt Nam, với những lý do hết sức thuyết phục của mình. Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.
3.7 Tài chính minh bạch và đầy đủ
Hồ sơ xin visa du học đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng . Tình trạng tài chính của gia đình sẽ là yếu tố đầu tiên để được xét duyệt và làm cho phỏng vấn du học Mỹ thành công bước đầu. Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sống ở Mỹ, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất.
3.8 Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học Mỹ của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học một cách thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn du học Mỹ.
Đến với IDP Education, chúng tôi sẽ cùng bạn từng bước thực hiện ước mơ của mình, giúp bạn có được một buổi phỏng vấn du học Mỹ thành công nhất. IDP sẽ là người luôn đồng hành cùng bạn chinh phục đỉnh cao của tri thức.
Lưu ý:
- Mặc dù có thế bạn sẽ nhận được cuộc phỏng vấn xin visa du học Mỹ bằng tiếng Việt, nhưng các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói “Pardon me” và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
- Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
- Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn” Good…, sir/madam”. Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: “Thanks for your interview”.
- Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
4. 3 điều đặc biệt bạn cần quan tâm khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ
4.1 Điều cốt lõi là bạn là chứng minh khả năng học tập
Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và có khả năng học tốt ở Mỹ. Đại diện, lãnh sự quán sẽ hỏi rõ nhưng gì bạn đã học hoặc làm ở Việt Nam. Bạn nên mang theo bằng cấp, học bạ các giấy tờ liên quan đến việc bạn đã học ở Việt Nam phù hợp với chuyên ngành bạn định du học tại Mỹ. Bảng điểm của bạn càng cao và việc học liên tục không bị gián đoạn là một lợi thế.
4.2 Khả năng tài chính chi trả cho cả quá trình học tập tại Mỹ của bạn
Về tài chính, bạn cần giới thiệu cụ thể về người hỗ trợ cho bạn như nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan (giấy phép kinh doanh, thu nhập cao, thuế rõ ràng) Sổ tiết kiệm khoảng hơn một tỷ đồng và thời gian gởi ở ngân hàng tối thiểu phải từ 4 tháng trở lên trước khi làm hồ sơ và nộp hồ sơ phỏng vấn. Trường hợp bố mẹ có một vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng sẽ giúp bạn xin visa dễ dàng hơn.
4.3 Khả năng quay về Việt Nam sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ
Bạn nên khẳng định một cách tự tin với Lãnh sự quán rằng sau khi học xong chắc chắn bạn sẽ quay về làm việc tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng, trong trang web của Đại sự quán Mỹ ghi rõ, đương đơn sẽ được mặc định xem là có ý định ở lại Mỹ cho tới khi chứng minh được điều ngược lại.
Ngày hẹn phỏng vấn bạn và người thân nên đến sớm 30 phút để không có cảm giác vội vã. Điều bạn cần làm là thể hiện sự tự tin bằng cách nói dõng dạc và nhìn vào mắt người đối diện. Gương mặt nên thể hiện sự vui vẻ, gần gũi và cố gắng không căng thẳng. Tập trung hình dung ra cách người ta hỏi bạn như thế nào và bạn trả lời làm sao cho thuyết phục nhất.
Bạn chủ động, ví dụ khi được hỏi “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thay vì trả lời: “Tôi qua Mỹ để du học” bạn nên trả lời một cách cụ thể việc học của bạn bằng những gì bạn đã tìm hiểu và chuẩn bị trước đó. Không nên học thuộc lòng những câu hỏi mà Bạn có thể dẫn chứng bằng các tài liệu, chứng chỉ, giấy tờ bằng cấp mang theo. Chỉ có bạn mới biết mình có những gì và tốt nhất bạn nên tham khảo câu luyện phỏng vấn trả lời của dịch vụ du học để hoàn chỉnh thêm cho riêng bạn.