Những ngày cuối năm 2018 đang dần khép lại, năm 2019 đang đến gần, ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đang háo hức chuẩn bị những hoạt động chào đón ngày có ý nghĩa quan trọng này. Tết ở các quốc gia châu Âu và của nước Mỹ có những điểm gì khác biệt, không khí của các quốc gia châu Âu có nhộn nhịp và cuồng nhiệt không? Những hoạt động nào sẽ được người Mỹ tổ chức trong dịp này. Cùng American Airlines khám phá và tìm hiểu trước khi bắt đầu hành trình đi tới Mỹ nhé.
Ngày Tết có ý nghĩa trọng đại và đánh dấu một năm mới hoàn toàn khác, một năm mới hứa hẹn nhiều điều mới và hấp dẫn. Trong những ngày này, người Mỹ không quên tổ chức những hoạt động và cùng nhau chúc mừng.
Người Mỹ không quên bắn pháo hoa vào dịp Tết
Bắn pháo hoa là một trong những hoạt động của nhiều quốc gia vào dịp Tết, nhưng người Mỹ bắn pháo hoa theo cách của riêng mình. Một năm mới lại đến cùng với đất nước cờ hoa, hòa chung vào không khí này, người Mỹ đã chuẩn bị những màn pháo hoa từ đêm hôm trước. Đồng hồ của quảng trường Thời đại điểm sang 0h ngày 1/1 cũng chính là lúc những tia sáng rực lên.
Người ta chào đón năm mới vào lúc nửa đêm bằng những màn pháo hoa rực rỡ được truyền hình trực tiếp. Rất ít người phải làm việc vào những ngày này. Đối với nhiều người, đây là một ngày để tổ chức các sự kiện cho đêm giao thừa được chuẩn bị từ đêm trước đó. Văn phòng Chính phủ, các tổ chức, trường học và nhiều doanh nghiệp ở Mỹ đều đóng cửa vào ngày đầu năm mới. Hệ thống giao thông công cộng cũng không làm việc như lịch thường ngày. Ở những nơi tổ chức lễ kỷ niệm quy mô lớn, giao thông có thể bị gián đoạn.
Người Mỹ không quên đổ ra đường nhảy múa suốt cả đêm
Một đất nước sôi động và khá mở, thời khắc giao thừa là thời khắc mà người Mỹ không chỉ tập trung ở quảng trường mà còn đổ ra đường cùng nhau nhảy múa và ăn mừng, cùng nhau hô to; khắp các ngả đường chật kín tiếng cười đùa kèm theo tiếng còi sáo vang rộn trộn lẫn với những bông hoa giấy đầy đủ sắc màu.
Trong một số thành phố và thị trấn, người ta tổ chức diễu hành và các trò chơi, đặc biệt là bóng đá.
Người Mỹ đón Tết và chờ đón quả cầu thủy tinh rơi xuống
Điểm đặc biệt trong ngày Tết của người Mỹ chính là quả cầu thủy tinh được sắp xếp và bố trí tại quảng trường Thời đại, khi điểm đúng 0h bước sang thời khắc giao thừa, quả cầu đó sẽ rơi xuống cùng với vô vàn những mảnh giấy thủy tinh và người dân Mỹ cùng hô to lời chúc mừng năm mới, hứa hẹn một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Đây cũng là dịp nhiều người thường đặt ra mục tiêu cho năm mới. Đó là những lời hứa rằng chính bản thân họ sẽ phải thực hiện được một điều gì đó cho cuộc sống của mình trong năm mới. Những mục tiêu thường thấy đó là bỏ thuốc là hoặc rượu, giảm cân, tập thể dục nhiều hơn, có lối sống lành mạnh…
Người Mỹ không quên mặc những trang phục đặc biệt và nấu những món ăn đặc biệt
Trong khoảnh khắc này, người Mỹ không quên mặc những bộ trang phục đặc biệt đầy màu sắc cùng với những món ăn đặc biệt. Những bộ trang phục đặc biệt của người Mỹ vào dịp Tết hoàn toàn khác nhau; nếu những người muốn tìm thấy tình yêu của mình vào khoảnh khắc này thường mặc trang phục màu vàng còn nếu những người mong muốn tiền bạc và sự nghiệp của mình thường mặc trang phục màu bạc.
Những món ăn ngày Tết của người Mỹ không thể thiếu những ly rượu chúc mừng nhau. Bên cạnh đó, người Mỹ sử dụng hai món ăn đặc biệt là mật ong và bắp cải. Người Mỹ thường quây quần ăn uống và bù đắp lại những năm tháng bận rộn và mong muốn một năm mới đầy ắp tình yêu thương bên gia đình.
Người Mỹ dành những ngày này chúc mừng người thân của họ
Dù sôi động đến mấy, ngày Tết là dịp người Mỹ có thể quây quần và chúc mừng năm mới những người thân của họ. Ngày đầu năm mới chính là ngày tĩnh lặng, đây là dịp họ trở về với gia đình và cùng nhau chia sẻ những tình cảm của mình. Rất nhiều gia đình của người Mỹ trong dịp này ở lại trong nhà chung vui cùng gia đình và không tham gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài.
Một em bé được ra đời vào đúng ngày đầu năm mới sẽ nhận được rất nhiều quà tặng, lời chúc và xuất hiện trên các tờ báo địa phương cũng như trên các chương trình tin tức địa phương.
Một số biểu tượng của năm mới
Lịch Gregory
Lịch Gregory được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trong đó có Mỹ. Lịch này được Giáo hoàng Gregory XIII phát minh vào năm 1528.
Trước đó, lịch Julian đã được sử dụng cho đến khi phát hiện có sự không chính xác về ngày xuân phân.
Lịch Gregory không được chấp nhận ở tất cả mọi nơi và một số nhà thờ, đặc biệt với những quốc gia Đông Âu, họ vẫn sử dụng một loại lịch khác.
Biểu tượng
Một biểu tượng chung của ngày đầu năm mới là một em bé. Đó thường là một bé trai màu trắng mặc tã, đội mũ và quàng khăn.
Theo thần thoại, em bé này sẽ lớn lên và trưởng thành trong năm mới đó. Đến cuối năm, em bé đã trở thành một người già và sẽ chuyển lại vai trò của mình cho những em bé khác của năm mới tiếp theo.
Những biểu tượng khác của ngày đầu năm mới còn có màn pháo hoa rực rỡ trên các danh thắng nổi tiếng và đếm ngược đồng hồ chờ giây phút sang năm mới.