"
hotline ve may bay di my Call: 028 39 330 330

 

Giấc mơ nối thành phố San Francisco với những người hàng xóm qua eo biển Golden Gate đã trở thành hiện thực sau Thế chiến I với việc thuê Joseph Strauss – một kỹ sư tài năng của Chicago. Một quận đặc biệt được thành lập năm 1923 để giám sát quá trình xây dựng của cây cầu, và sau nhiều năm chiến tranh pháp lý do phe đối lập tiến hành, việc xây dựng cuối cùng đã bắt đầu vào đầu năm 1933. Mở cửa cho công chúng và các phương tiện lưu thông vào năm 1937, cầu Cổng Vàng ở San Francisco đã trở thành một dấu ấn mang tính biểu tượng của nước Mỹ cho lòng đam mê, sự dũng cảm và kỹ thuật hiện đại kỳ diệu. Nếu bạn đã có trong tay tấm vé máy bay đi San Francisco thì hãy nhìn về lịch sử hào hùng của câu cầy tuyệt vời này nhé!

Sự phản đối kéo dài tới một thập kỷ

Vào năm 1930, nhiều chuyên gia cho rằng việc xây dựng một cây cầu bắc qua lối vào vịnh San Francisco là điều vô cùng khó khăn, bởi vì eo biển nối Thái Bình Dương với vịnh San Francisco rộng tới 1600m, sâu tới 90m và cũng nằm trong vùng tâm chấn động đất thường xuyên của vùng đất này. Không những vậy, tốc độ gió ở đây lên đến 100 km/h, dòng chảy thủy triều 7,5 hải lý trên giờ và sương mù bao phủ nhiều ngày trong năm.

Theo ước tính của Hội Kỹ sư thành phố San Francisco, công trình xây dựng cây cầu này phải tiêu tốn tới 100 triệu USD, một con số khổng lồ vào thời kỳ đó. Sau đó, Joseph Strauss – một kỹ sư đầy đam mê khát vọng và trước đó từng xây dựng 400 cây cầu trên khắp nước Mỹ đã nhận làm với chi phí dự tính chỉ khoảng 35 triệu USD.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-1

Việc xây dựng cầu Golden Gate Bridge vấp phải nhiều sự phản đối, thậm chí cả kiện tụng. Cục Chiến tranh lo ngại rằng cây cầu sẽ cản trở giao thông đường thủy; Hải quân Mỹ lo sợ một vụ đụng tàu hoặc cầu bị phá hủy có thể chặn lối vào một trong những căn cứ quan trọng. Tập đoàn Đường sắt Nam Thái Bình Dương, một trong những đơn vị kinh doanh phát đạt nhất ở California, đã đâm đơn kiện vì cho rằng cầu Golden Gate thủ tiêu dịch vụ phà của họ. Joseph Strauss phải mất hơn 10 năm để vận động cộng đồng Bắc California rằng cây cầu này sẽ là lợi ích của họ.

Cuối cùng, Joseph Strauss không chỉ thuyết phục được giới kinh doanh ngành công nghiệp vận tải hành khách bằng phà, mà còn kêu gọi được các nhà đầu tư ủng hộ dự án này. Năm 1932, giữa cơn cuộc suy thoái kinh tế, ông chủ sáng lập San Francisco Bank đã quyết định đầu tư phần lớn số tiền cho dự án Golden Gate Bridge.

Một bản thiết kế làm nên lịch sử huy hoàng

Chính quyền địa phương chấp nhận ý tưởng của Joseph Strauss, với điều kiện ông phải thay đổi thiết kế ban đầu để phù hợp với những tiến bộ trong ngành luyện kim thời bấy giờ và đòi hỏi của Hải quân Mỹ. Sau đó thiết kế cầu treo nhận được sự hỗ trợ của một nhóm các nhà thiết kế cầu, kiến trúc sư và các nhà khoa học do Giáo sư Charles Alton Ellis lãnh đạo.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-2

Trọng lượng thân cầu sẽ được phân bổ cho hai khối dây cáp xuyên qua hai tháp chính và cố định ở phần bê tông ở hai đầu. Mỗi khối dây cáp có 27.572 sợi cáp, với tổng chiều dài 129.000 km, gấp hơn ba lần chu vi Trái Đất. Kiến trúc sư Irving Morrow đảm trách thiết kế hình dáng tổng thể của tháp cầu, kết cấu chiếu sáng và các loại trang trí nghệ thuật như đèn đường, lan can. Ông đã thay màu xám bạc chuẩn mực bằng màu da cam quốc tế nổi tiếng để sơn phủ cây cầu.

Hành trình xây dựng gian nan và đầy nguy hiểm

Cầu Cổng Vàng được khởi công xây dựng ngày 5/1/1933 với chi phí dự toán hơn 35 triệu USD và hoàn thành trong tháng 4/1937, với chi phí thấp hơn dự toán 1,3 triệu USD.

Kỹ sư trưởng Joseph Strauss lãnh đạo quá trình xây cầu từ đầu đến cuối. Cột trụ phía Nam được xây dựng dưới đáy biển sâu 33m. Giàn giáo xây dựng cột trụ này đã bị đổ hai lần: một lần do bị tàu vận tải đâm vào trong sương mù và một lần bị bão đánh sập. Ngoài ra, do nước thủy triều chảy xiết trong eo biển, công việc dưới nước có thể chỉ trong thời gian thủy triều xuống thấp: bốn lần một ngày và mỗi lần chỉ kéo dài có… 20 phút.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-4

Để xây dựng móng cầu chịu được động đất và giông bão trên đáy biển đầy bùn, Joseph Strauss đã cho chế tạo một buồng thép không đáy khổng lồ và hạ xuống đáy biển. Để ngăn không cho nước vào, buồng thép phải có áp suất cao hơn áp suất của nước ở độ sâu 33m, khiến cho những người làm móng trụ cầu phải làm việc trong điều kiện vô cùng nguy hiểm, bị khó thở, chảy máu mũi, bị ngất và thậm chí bị liệt.

Sau hơn 4 năm lao động vô cùng gian nan vất vả, một cây cầu treo màu da cam dài 2,7 km sừng sững mọc lên, với dáng vẻ vô cùng duyên dáng thanh thoát mặc dù mang trên mình cả triệu tấn thép. Đây là cây cầu treo dài nhất trên thế giới tính đến năm 1937, là biểu tượng của thành phố San Francisco và cũng là niềm tự hào của cả nước Mỹ.

Golden Gate Bridge được tôn vinh kiệt tác kỹ thuật và lọt vào danh sách “Bảy kỳ quan của thế giới hiện đại” (1995), cùng với Empire State Building, Eurotunnel và Kênh đào Panama. Tạp chí du lịch Frommer cho rằng nó “là một trong những cây cầu đẹp nhất và được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới”.

Lễ khánh thành hoành tráng và đầy tự hào

Lễ khánh thành bắt đầu từ ngày 27/5/1937 và kéo dài một tuần. 200.000 người đã đi lại trên cầu bằng cách đi bộ hoặc trượt băng. Trong ngày khai mạc, thị trưởng thành phố San Francisco và các quan chức đi phà sang hạt Marin, rồi qua cầu trong một đoàn xe hộ tống.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-5

Ngày 27/5/1937, toàn bộ học sinh ở xung quanh San Francisco được nghỉ học. Các công sở và văn phòng ở khu vực này đồng loạt đóng cửa. Đúng 6 giờ sáng, tiếng còi thông cầu Golden Gate Bridge vang lên và 200.000 người đã lần đầu tiên chạy, nhảy múa, đi đạp xe qua cầu.

Hàng trăm máy bay xếp thành đội ngũ bay trên cây cầu, trong khi một hạm đội Mỹ bao gồm một số tàu sân bay tiến vào trong vịnh. Một cuộc diễu hành và bắn pháo hoa được tổ chức long trọng vào ngày khai trương Cầu Cổng Vàng.

Số phận bi hùng của “người thợ cầu vĩ đại” Josseph Strauss

Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, Joseph Strauss luôn bị những cây cầu ám ảnh, theo đúng nghĩa đen của nó. Sau một tai nạn bóng đá, chàng sinh viên Joseph Strauss đã phải nằm viện nhiều tuần và ngày nào cũng nhìn thấy cây cầu Cincinnati Covington… từ giường bệnh.

Luận văn tốt nghiệp của Joseph Strauss là thiết kế một cây cầu đường sắt dài 85 km vượt qua Eo biển Bering, nối liền châu Mỹ và châu Á. So với khát vọng thế kỷ này, thách thức của Golden Gate Bridge vẫn còn vô cùng nhỏ bé.

Khốn nỗi, hơn một thập kỷ vận động và thuyết phục đã tàn phá sức khỏe của Joseph Strauss. Ngay sau khi khởi công xây dựng cây cầu đầu năm 1933, Kỹ sư trưởng Joseph Strauss đã phải vắng mặt suốt 6 tháng trời. Có tin đồn rằng ông đã phải chữa trị căn bệnh suy nhược thần kinh.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-6

Sau hơn 4 năm “lao tâm khổ tứ” xây cầu, Tổng công trình sư Joseph Strauss không còn đủ sức để ăn mừng. Ông trông yếu đuối hơn nhiều so với tuổi 67 của mình và bàn giao Golden Gate Bridge với cặp mắt thâm quầng, hốc hác. Với giọng run rẩy, ông chỉ nói ngắn gọn trong bài diễn văn khánh thành: “Cây cầu này không cần lời khen ngợi. Tự thân nó nói lên tất cả”.

Một năm sau, ông đã qua đời trong một cơn đột quị. Để tôn vinh con người nhỏ bé nhưng vĩ đại này, thành phố San Francisco đã dựng tượng ông ngay trước Golden Gate Bridge.

Khám phá Cầu Cổng Vàng như một tuyệt tác

Mặc dù luôn tấp nập với xe cộ và tàu thuyền nhưng cách tốt nhất để trải nghiệm cây cầu đã trở thành biểu tượng này là đi bộ.

Là một trong những cây cầu nên thơ nhất thế giới nên mặc dù phần lớn thời gian chìm trong sương mù, cây cầu này vẫn là một cảnh quan lộng lẫy và là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đã sở hữu chiếc vé máy bay đi Mỹ giá rẻ. Đứng trước cây cầu, du khách sẽ phải hoàn toàn khâm phục và kinh ngạc trước kích thước, quy mô và vẻ đẹp của nó.

Từ cây cầu, du khách sẽ được tận hưởng khung cảnh hùng vĩ khi nhìn ra vùng vịnh, thành phố, Thái Bình Dương và Mũi Marin ở phía bắc của cây cầu. Để trải nghiệm khung cảnh hoàn hảo nhất và cảm nhận về kích thước của cây cầu, du khách hãy đạp xe hoặc đi bộ. Bởi nếu lái xe, du khách sẽ phải tập trung vào giao thông.

cau-cong-vang-bieu-tuong-cua-long-dam-me-va-su-huy-hoang-cua-nuoc-my-7

Người đi bộ chỉ có thể tham gia giao thông vào ban ngày và đi trong phần đường bộ phía đông. Một rào chắn nhỏ chạy dọc chiều dài phần đường bộ chia tách khu vực này với trục đường chính. Người đi xe đạp có thể đi trên phần đường bộ phía đông và phía tây. Du khách nên mặc nhiều áo ngay cả trong mùa hè vì trên cầu thường rất lộng gió.

Tận hưởng một trong những cảnh quan đẹp nhất của Cầu Cổng Vàng từ Điểm Ngắm cảnh ở phần phía bắc của cây cầu thuộc Hạt Marin. Cây cầu luôn đẹp lộng lẫy dù vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: khi bình minh cây cầu sáng dần lên theo ánh mặt trời còn khi đêm về ánh sáng lung linh và đùa nghịch trên vùng nước tối màu bên dưới.

Liên hệ Văn phòng đại diện chính thức của American Airlines tại Việt Nam:

Văn phòng Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 194 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 39 330 330 – Fax: (028) 39 330 633

Văn phòng Hà Nội

  • Địa chỉ: 47 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm
  • Điện thoại: (024) 39 330 330

 Hotline: 012 39 330 330

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Gọi Chúng Tôi