Đã từ lâu bánh mì Việt Nam được nhiều du khách nước ngoài biết đến. Có thể nói bánh mì như một loại fast food được ưa chuộng rất nhiều tại Mỹ.
Bánh mì tổng hợp cả tinh bột, chất đạm, chất xơ nên được xếp vào một trong những loại thức ăn nhanh tốt cho sức khoẻ. Phần nhân bên trong bánh mì được các cửa hàng ở Mỹ biến tấu với những hương vị đa dạng khác nhau, như patê, giăm bông, xúc xích, giò, chả… và những loại sốt như mayonnaise, tương ớt, tương cà…
Nếu như từ lâu phở được giới thiệu như một món ăn truyền thống đậm vị Việt Nam nhất định phải thử khi ghé thăm đất nước xinh đẹp này, thì bánh mì chính là món ăn theo chân những du khách trên những chuyến xe, những chuyến bay để mang Việt Nam đến gần hơn với thế giới, đặc biệt là Mỹ. Dần dần, những quán bánh mì tại Mỹ ngày một mọc lên nhiều hơn. Vì thế, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được “linh hồn Việt Nam” giữa lòng nước Mỹ.
Họ không thể ngờ rằng cũng từ pate, thịt nguội, bột mì quen thuộc, lại có thể làm nên món ăn đặc sắc đến thế. Toàn bộ nguyên liệu trong bánh mì đều kết hợp hài hòa với nhau và có ý nghĩa riêng của nó.
Từ một món ăn bình dị mà tầng lớp nào cũng có thể thưởng thức, bánh mì Việt Nam đã bước sang một đẳng cấp cao hơn, đó là bản sắc dân tộc, là một phong tục, một thói quen mà khi nhắc đến Việt Nam người ta sẽ nghĩ ngay đến bánh mì.
Tối 10.12, phần thi trang phục dân tộc trong khuôn khổ Miss Universe – Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 đã diễn ra tại Thái Lan. Hoa hậu H’Hen Niê cùng hơn 90 đại diện đến từ các quốc gia đã cùng trình diễn những trang phục độc đáo mang bản sắc riêng của từng nước. Và trang phục “bánh mì Việt Nam” của cô hoa hậu tài năng này đã khiến nhiều tờ báo lớn tại Mỹ cũng như các nước khác không ngớt lời khen ngợi.
Bánh mì Việt Nam cũng đã đánh dấu được một rất riêng biệt của mình. David Farley của BBC ca ngợi bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới, blogger ẩm thực nổi tiếng Iamfoodblog thừa nhận bánh mì mới là loại “sandwich” anh mến mộ nhất. Tạp chí Rough Guides đưa ra danh sách 20 món ăn đường phố tuyệt vời nhất, trong đó bánh mì kẹp thịt sánh vai cùng trà sữa chân trâu của Đài Loan và kem gelato của nước Ý. Tuy nhiên, sự kiện quan trọng hơn cả là vào tháng 4/2011, “banh mi” trở thành danh từ được thêm vào từ điển Oxford.
Bên cạnh đó, sự ý nghĩ và ám ấp mà “bánh mì Việt Nam” mang lại còn được thể hiện qua những hành động vô cùng ý nghĩa. Các bạn tình nguyện viên đã đem những ổ bành mì cho những ngươi vô gia cư tại Mỹ. Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn từ những món ăn bình dị mà bổ dưỡng khiến thứ tình cảm giữa người với người càng thêm gần nhau hơn.
Như vậy, trải qua con đường lưu lạc từ quê mẹ đến xứ người, bánh mì Việt Nam vẫn xác lập thành công dấu ấn riêng của mình – chứ không phải một phiên bản baguette Pháp hay sandwich Mỹ nào khác.
Một món ăn đường phố có thể bắt gặp trên vỉa hè, ngay đầu hẻm, cạnh trường học,… đã trở thành món ăn tinh thần của người Việt ngày nay! Những người định cư tại Mỹ sẽ không sợ cảm giác nhớ quê nhà vì họ có thể mua bánh mì Việt Nam tại đất nước này!