Máy bay đã trở thành một phương tiện phổ biến khi bạn có nhu cầu di chuyển ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, dù là khách hàng thường xuyên hay mới đi lần đầu, trong đầu bạn vẫn luôn đặt ra các câu hỏi ở những trường hợp khác nhau. Các câu hỏi đại loại như: Check in như thế nào, cần làm gì trước khi lên máy bay, trẻ em có được đi máy bay không, và nếu đi có cần thêm thủ tục gì không? Hay nếu trẻ em đi máy bay một mình thì như thế nào…
Dưới đây sẽ là một số quy định của các hãng hàng không về độ tuổi, thủ tục và quy định, chắc chắn sẽ giúp cho
1. Các thủ tục đi máy bay trong nước cho người lớn
Giấy tờ tùy thân: hành khách phải có một trong các loại giấy dưới đây mới được phép làm thủ tục lên máy bay:
- CMND hoặc Hộ chiếu (không chấp nhận bản photo công chứng)
- Giấy chứng nhận chứng minh của công an, quân đội, các lực lượng vũ trang
- Thẻ đại biểu Quốc hội
- Thẻ đảng viên
- Thẻ nhà báo
- Giấy phép lái xe mô tô, ôtô
- Thẻ kiểm soát an ninh hàng không, Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam
Trong trường hợp mất CMND, có thể dùng giấy xác nhận nhân thân, có xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú còn giá trị sử dụng có dán ảnh và đóng dấu giáp lai ảnh. (Mẫu giấy xác nhận nhân thân bạn cứ tới công an phường xã để được cấp nhé)
Người đã bước sang tuổi 14 mà chưa kịp làm giấy CMT thì KHÔNG được sử dụng giấy khai sinhmà phải làm CMT hoặc xin Giấy xác nhận nhân thân.
2. Hướng dẫn làm thủ tục lên máy bay cho trẻ em
2.1 Trẻ em dưới hai tuổi
Bạn không cần phải mua vé cho trẻ em dưới 2 tuổi. Em bé được ngồi trong lòng của người lớn. Trường hợp này chỉ được áp dụng cho một trẻ trên một người lớn. Và nếu như đối với các bé nằm trong danh sách đặc biệt như: nuôi trong lồng kính, sức khỏe không bình thường, sinh thiếu tháng…thì phải làm một số thủ tục và cũng có thể bị từ chối chở. Với trường hợp này, để đảm bảo an toàn cho em bé cũng như các hãng hàng không, tốt nhất bạn không mang bé đi theo trừ trường hợp đặc biệt.
Đối với American Airlines
American Airlines, chấp nhận trẻ nhỏ từ 2 ngày tuổi. Nếu bạn đặt vé máy bay đi Mỹ của hãng hàng không American Airlines, bạn cần lưu ý, nếu du khách đang đi cùng với trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi, bác sĩ của bạn sẽ phải điền mẫu đơn y tế của hành khách trước chuyến bay. Trẻ sơ sinh phải đi kèm với một người từ 16 tuổi trở lên hoặc bởi cha mẹ của trẻ sơ sinh (ở mọi lứa tuổi) trong cùng một cabin.
2.2 Trẻ em từ 2 tuổi trở lên
Mỗi hàng hàng không sẽ có từng quy định riêng cho đối tượng trẻ em từ 2 tuổi trở lên, vì vậy bạn có thể tham khảo trực tiếp ngay trên website của các hãng hàng không hoặc đại lý bán vé chính hãng.
Đối với American Airlines
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên được yêu cầu phải có chỗ ngồi riêng giống như một vé dành cho người lớn.
- Trẻ em dưới 5 tuổi không thể đi một mình trong mọi trường hợp.
- Nếu bạn không chọn chỗ ngồi trong vòng 48 giờ sau khi mua vé, hãng sẽ cố gắng chỉ định trẻ em dưới 15 tuổi với ít nhất một người trưởng thành mà họ đang đi cùng.
2.3 Nên mang những gì khi đi cùng trẻ lên máy bay
Trẻ sơ sinh đi máy bay cần giấy tờ gì thì các mẹ cần chuẩn bị một số loại thuốc phòng ngừa. Các bé sơ sinh thường có hệ miễn dịch chưa tốt, vì thế bạn phải kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi đi máy bay để xử lý những tình huống không may xảy ra. Với những bé đi máy bay, bạn hãy chuẩn bị những đồ dùng cá nhân cho bé như quần áo, bỉm, sữa, yếm, tất… Nên mang theo một chiếc chăn cho bé khi bé ngủ, pha sữa trước ở nhà để tránh không phải mang theo nhiều đồ vật.
Để cẩn thận hơn, bạn cũng có thể mang theo thuốc, xịt mũi, thuốc dị ứng… để phòng trường hợp bé bị ốm. Với những bé hay quấy khóc, hãy chuẩn bị một số món đồ chơi mà bé thích để giúp bé ngoan ngoãn hơn khi đi máy bay. Hãy kiểm tra lại hành lý cùng những giấy tờ liên quan trước khi ra sân bay để không gặp thiếu sót nào.
2.4 Các quy định khác dành cho trẻ sơ sinh
Trẻ em đi máy bay cần phải luôn có người lớn đi kèm và không được tách riêng trong quá trình đặt vé. Bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của bé như họ tên, ngày tháng năm sinh để nhân viên kiểm tra và làm thủ tục bay, không được để đến khi ra sân bay mới khai báo. Vì số lượng trẻ em trên mỗi chuyến bay tối đa là 16 bé, vì thế bạn cần phải liên lạc ngay khi đặt vé. Nếu số lượng trẻ vượt quá quy định thì hãng sẽ yêu cầu bạn đổi sang chuyến bay khác.
Theo quy định của các hãng hàng không, mỗi người lớn đủ 18 tuổi trở lên chỉ có thể đi cùng 1 bé. Tuy nhiên nếu bạn đi cùng hai bé thì phải mua một vé trẻ em riêng đối với bé thứ hai, bố mẹ các bé phải đặt và trả thêm phí cho dịch vụ tiếp viên 3 ngày với chuyến bay nội địa và 3 ngày với chuyến bay quốc tế. Những trẻ khi đi máy bay phải đủ tháng, khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề nào với chuyến bay. Trong trường hợp bé bị bệnh thì phải có y bác sĩ đi kèm và có cam kết của gia đình khi trẻ đi máy bay.
2.5 Những dịch vụ đặc biệt
Ngoài việc trẻ sơ sinh đi máy bay cần giấy tờ gì thì cung cấp dịch vụ là điều vô cùng quan trọng. Với những ông bố bà mẹ có bé đi máy bay lần đầu thì đừng bỏ qua một số dịch vụ ưu đãi đặc biệt dành cho con em mình nhé. Hãy tận dụng tối đa quyền lợi của các bé khi đi máy bay để có chuyến bay hoàn hảo nhất.
2.6 Dịch vụ xe nôi đặc biệt
Hầu hết các hãng hàng không đều nhận vận chuyển miễn phí xe nôi mà không tính vào hành lý ký gửi hay hành lý mang lên máy bay. Với những bé có yêu cầu về xe nôi, bạn cần phải liên hệ ngay với hãng để chuẩn bị kịp thời. Hoặc nếu muốn đưa xe nôi lên máy bay thì phải đăng ký với tiếp viên trước 1 – 3 ngày. Vietnam Airlines quy định với những bé dưới 2 tuổi và có số cân nặng dưới 11 kg thì có thể áp dụng dịch vụ này. Tuy nhiên dịch vụ này không áp dụng với trẻ em sinh dưới 7 ngày, trẻ sinh thiếu tháng hoặc nuôi trong lồng kính
2.7 Suất ăn đặc biệt
Để đáp ứng lại yêu cầu cao của những thiên thần nhỏ, các hãng hàng không đã phát triển những suất ăn dinh dưỡng đặc biệt. Các món ăn hầu hết được làm từ nguyên liệu tự nhiên giàu vitamin, chất đạm như thịt bò, thịt heo, cá, thịt, trứng sữa… cùng với những loại hoa quả tươi như cam, táo. Đặc biệt với những bé dưới 1 tuổi sẽ có suất ăn xay để phù hợp với nhu cầu của từng bé. Nếu bạn có yêu cầu đặt suất ăn riêng cho bé thì hãy liên hệ thực đơn ngay với hãng 24 giờ trước giờ bay.
3. Các thủ tục trước khi lên máy bay
Với những du khách lần đầu đi máy bay cần lưu ý cách làm thủ tục lên máy bay để có chuyến bay đầu tiên thuận lợi và an toàn nhất.
3.1 Check-in
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong các thủ tục khi lên máy bay mà du khách cần lưu ý. Tại khu Departure, bạn tìm đến các quầy của hãng hàng không mà bạn đi. Giờ check-in thường bắt đầu từ 3h trước giờ máy bay cất cánh đến trước 40 phút giờ máy bay cất cánh. Nếu vé của bạn chưa ghi vị trí chỗ ngồi mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm hơn để xếp hàng. Hãy đề nghị với nhân viên check-in để được ngồi cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi theo mong muốn, nếu còn chỗ trong hạng tương ứng của bạn nhân viên sẽ sắp xếp cho bạn theo yêu cầu.
Ngoài ra, hạng Business hay First class có quầy check-in riêng, chỉ khi nào không có khách đi hạng này mà có đông khách đợi ở các hạng khác thì các nhân viên mới linh động làm thủ tục cho khách các hạng khác ở quầy này.
Đầu tiên, nhân viên tại quầy check-in sẽ kiểm tra vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/Visa của bạn, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể sẽ kiểm tra luôn hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không.
Sau khi xong thủ tục tại quầy, nhân viên check-in sẽ đưa lại cho bạn vé máy bay , các giấy tờ liên quan, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý ký gửi.
Từ lúc này đến lúc lên máy bay, bạn sẽ dùng thẻ lên máy bay thay thế cho vé máy bay. Trên thẻ này ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate) mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế (seat) trên máy bay của bạn.
Trong trường hợp bạn đi transit, nhân viên có thể sẽ làm luôn thẻ lên máy bay cho các chặng tiếp theo của bạn, bạn chú ý không nhầm giữa các thẻ lên máy bay với nhau. Tùy theo tình hình họ sẽ thông báo cho bạn biết hành lý ký gửi của bạn sẽ được tự động chuyển giữa các chuyến bay và bạn sẽ lấy đồ ở đích cuối cùng hay phải tự lo ở từng địa điểm.
Nếu sân bay thu lệ phí, bạn nên nộp ngay để tránh mất thời gian sau này.
3.2 Làm thủ tục xuất cảnh
Nếu bạn đi chuyến bay quốc tế, bạn sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tùy theo mỗi sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh.
Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa cho nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.
3.3 Kiểm tra an ninh
Hành lý xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét và bạn sẽ đi qua một cổng từ. Các đồ kim loại như chìa khóa hay điện thoại,… bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết.
Đến bước này xem như bạn đã hoàn thành xong các thủ tục khi đi máy bay tại sân bay. Nếu chưa đến giờ bay, bạn có thể đợi ở phòng đợi tùy theo hạng vé Business hay First Class của bạn.
4. Lên máy bay
Khi đến giờ lên máy bay, bạn cũng cần lưu ý các thủ tục khi lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay.
Số ghế trên máy bay có dạng 55B, trong đó 55 là hàng ghế, chữ cái đi kèm chỉ vị trí ghế trong hàng. Máy bay nhỏ thường có 6 ghế một hàng, trong khi máy bay lớn có thể có 10 ghế hoặc hơn.
Tiếp viên trên máy bay sẽ hướng dẫn bạn đi đúng lối để đến vị trí của bạn. Khi đến đúng hàng ghế của mình, bạn nhìn ký hiệu chữ cái và hình vẽ tương ứng để ngồi đúng chỗ. Hành lý xách tay để trên giá phía trên đầu hoặc dưới ghế ngồi/chân của bạn. Bạn có thể gửi tiếp viên cất hộ áo comple/vest để tránh bị nhàu nát.
Ghế ngồi có thể ngả ra đằng sau cho thoái mái, ở gầm ghế phía trước có thể có cái để chân. Tuy nhiên, lúc máy bay cất/hạ cánh bạn phải để lưng ghế thẳng, không sử dụng cái để chân, không sử dụng các thiết bị điện tử. Mỗi ghế ngồi có một số nút điều khiển riêng như đèn, nút gọi tiếp viên. Các máy bay đường dài có màn hình video, radio và điều khiển cho mỗi chỗ ngồi. Lưng ghế phía trước có bàn ăn gấp lại, phía dưới là một tập thông tin. Bạn có thể cầm theo các tạp chí quảng cáo lúc xuống máy bay, riêng hướng dẫn an toàn trên máy bay thì không được lấy. Phía trên ghế ngồi có biển báo chỉ dẫn khi nào thì phải đeo dây bảo hiểm, được phép hút thuốc hay không. Khi máy bay cất/hạ cánh hoặc khi đi vào vùng xốc (có đèn hiệu thông báo), bạn phải đeo dây bảo hiểm.
Trong khi máy bay cất cánh, tiếp viên sẽ hướng dẫn các bước phải làm khi có sự cố.
Sau đó, mỗi người được phát một khăn mặt để lau mặt và tay. Đồ uống được đem ra, bạn có thể chọn rượu mạnh (alcohol) (tùy tuyến bay), rượu vang (red/white wine), bia, nước ngọt, nước hoa quả, nước khoáng. Đồ ăn thường có một món chính (có thịt), salad, bánh mì tròn nhỏ, tráng miệng. Thường có 2 lựa chọn cho món chính , ví dụ :gà nấu mì và thịt lợn với khoai tây, nếu đến lượt bạn mà vẫn còn đủ hai lựa chọn thì bạn có thể lựa món .
Sau khi ăn xong tiếp viên sẽ phục vụ café hoặc chè. Đi đường dài, chuyến bay sẽ có 2 bữa ăn chính và một bữa phụ. Chuyến đi ngắn thường chỉ có 1 bữa ăn, đôi khi không phục vụ rượu miễn phí. Ngoài các bữa ăn bạn có thể xin nước uống bất cứ lúc nào. Khi ăn, bạn phải dựng ghế cho thẳng.
Nếu lạnh, bạn có thể nói tiếp viên cho mượn chăn để đắp.
Khi đi đường dài, thỉnh thoảng bạn nên ra khỏi chỗ đi lại cho đỡ mỏi và tập các động tác để thư giãn cơ thể.
6. Xuống máy bay
Trừ trường hợp phải xuống gấp để đi chuyến tiếp theo cho kịp thời gian, hành khách ra khỏi máy bay đầu tiên là những người có vé hạng cao, những người còn lại xếp hàng lần lượt ra. Nếu đông hành khách hoặc máy bay lớn, có thể có thêm đường ra ở phía đuôi máy bay. Các sân bay hiện đại có hành lang dẫn thẳng từ máy bay vào trong, các sân bay khác có thể dùng xe bus đưa khách từ máy bay vào.
Tùy theo chuyến bay của bạn, sân bay đã định sẵn cổng với các hướng dẫn tương ứng. Có các trường hợp sau:
- Bạn đi transit, điểm dừng này hoàn toàn độc lập với điểm đến tiếp theo (không chung visa nhập cảnh), ví dụ đi từ Hà Nội đến Amsterdam transit tại Singapore: HAN – SIN – AMS, khi đó nếu bạn đã có Boarding Pass của chặng tiếp theo (Sing – Ams) bạn có thể đến thẳng phòng đợi hoặc xem trên bảng điện tử, nếu chưa có Boarding Pass bạn có thể tìm đến Transfer desk để hỏi và làm thủ tục check-in cho chặng tiếp theo.
- Bạn đi transit, điểm dừng này và điểm đến tiếp theo có chung visa nhập cảnh. Ví dụ, đi từ Hà Nội đến New York (Mỹ) transit tại Los Angeles (Mỹ): HN – LA – NY, bạn sẽ phải làm thủ tục nhập cảnh ở LA trước khi đi chặng tiếp theo vì chặng tiếp theo LA – NY là tuyến nội địa.
Nếu đây là điểm cuối của hành trình, bạn để ý các biển báo chỉ hướng Arrival/Exit:
- Nếu tuyến bạn vừa đi là tuyến nội địa bạn sẽ đến thẳng khu lấy đồ.
- Còn nếu đó là tuyến quốc tế bạn sẽ đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh.
7. Làm thủ tục nhập cảnh
Có thể có nhiều quầy làm thủ tục nhập cảnh, bạn để ý biển báo, một số quầy dành cho nhân viên ngoại giao/công vụ, một số dành cho người bản địa, số khác dành cho người nước ngoài…
Tại đây bạn trình hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan có thể sẽ đóng dấu hoặc dán thêm một số giấy tờ liên quan, tùy theo từng nước bạn có thể phải điền vào một vài mẫu đơn qui định trước (Việt Nam) hoặc phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc nhập cảnh mặc dù giấy tờ của bạn hợp lệ (ví dụ ở các nước phát triển, họ sợ người từ các nước nghèo sang rồi ở lại bất hợp pháp).
Nếu bạn đi transit tuyến nội địa, bạn sẽ được hướng ra cổng tương ứng. Ngược lại, bạn sẽ đi thẳng ra khu lấy đồ.
8. Lấy đồ
Hành lý bạn gửi lúc check-in được đưa ra trên các dây chuyền. Có thể có nhiều dây chuyền được đánh số hoặc ghi chỉ dẫn, bạn xem bảng điện tử/bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng với chuyến bay của bạn mà lấy đồ.
Xung quanh khu vực này có các xe đẩy (trolley) để giúp bạn chở đồ.
Nếu không tìm thấy đồ của mình bạn phải thông báo ngay đến phòng khai báo mất đồ/thất lạc (Lost and Found) hoặc liên hệ với hãng hàng không của chuyến bay mà bạn vừa đi, nằm xung quanh đó và đưa ra cuống vé tương ứng với hành lý bị thất lạc. Nếu bạn đi ra khỏi khu vực này mà chưa khai báo mất/thất lạc đồ thì bạn không thể vào lại mà khiếu nại được nữa.
Nếu không có hành lý gửi bạn có thể đi thẳng ra luôn.
9. Đi ra
Ở các nước phát triển hoặc đề cao tính tự giác, có hai loại cửa để đi ra. Nếu bạn mang theo các mặt hàng thuộc danh mục đánh thuế bạn phải đi ra cửa tương ứng để khai báo và đóng thuế, ngược lại nếu không có các mặt hàng phải đóng thuế bạn đi ra cửa Nothing to declare.
Sân bay Nội Bài (Hà Nội) không chia cửa, bạn phải đưa đồ lên máy soi và khai báo với nhân viên thuế ở đây.
Để biết mặt hàng nào thuộc danh mục phải đóng thuế, bạn có thể tìm hiểu trước qua internet, qua đại sứ quán… hoặc hỏi tại sân bay. Các mặt hàng như thuốc lá, rượu mạnh, nước hoa. Lưu ý, mỗi hành khách chỉ được mang một lượng nhất định, mang quá sẽ phải đóng thuế.
Ra khỏi cửa khai báo thuế là bạn đã đến khu vực chung của nơi đến (Arrival), bạn có thể thuê xe hoặc ra các phương tiện giao thông công cộng để đi tiếp.
Nếu có người ra đón, tốt nhất là bạn nên hẹn và đứng đợi ngay khi ra khỏi cửa khai báo thuế.
Chú ý đồ đạc kẻo mất.
10. Transit
Nếu đã có Boarding Pass cho chặng tiếp theo, bạn có thể đi thẳng đến phòng đợi ghi trên thẻ (nếu có) hoặc xem trên bảng điện tử.
Nếu chưa có Boarding Pass, bạn có thể tìm đến các điểm có biển Transfer Desk để hỏi và làm thủ tục check-in cho chặng tiếp theo.
Trong trường hợp hành lý gửi của bạn không được đưa thẳng đến điểm cuối, bạn phải ra lấy đồ và làm lại các thủ tục như ban đầu.
Nếu mọi chuyện tốt đẹp, bạn đang lặp lại các bước, và hiện đang ở bước “Vào phòng đợi”.
Nhớ chỉnh lại đồng hồ theo giờ địa phương.
Nếu còn nhiều thời gian bạn có thể đi dạo trong khu vực này, một số sân bay có các dịch vụ giúp khách giải trí ví dụ như sân bay Singapore có các tour vào thành phố miễn phí, các show game…
Xem thêm: Đi máy bay trong nước cần những gì ngoài vé máy bay