hotline ve may bay di my Call: 028 39 330 330

Với 40 ngọn đồi trong thành phố, những con đường ở San Francisco nổi tiếng với độ dốc chóng mặt. Nhưng cũng chính những con đường quanh co, dốc đứng hay đầy hoa lại là điểm son cho ngành du lịch địa phương.

Lombard-Street

Đường Lombard Street – Ảnh: wp

Không chỉ ở lối sống mà tính đặc thù của San Francisco còn thể hiện ở mặt quy hoạch đô thị. Khu trung tâm thành phố không bị các tòa nhà chọc trời che khuất.

Thay vào đó, những căn nhà xây dựng từ thời Victoria (1837 – 1901) vẫn còn hiện diện ở rất nhiều khu phố cùng những con đường (rất) dốc bên những ngọn đồi uốn lượn đã góp phần điền tên San Francisco vào danh sách những thành phố đẹp nhất thế giới.

Và khi ngắm nhìn những con đường nơi đây, hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên khi người Mỹ đặt tên cho San Francisco là “Thành phố yêu thích của mọi người” dù đây cũng là lý do khiến vòng đời các ôtô nơi đây thấp hơn 1/3 so với phần còn lại của Mỹ!

Với gần 20 triệu lượt khách mỗi năm, San Francisco là một trong những thành phố được du khách quốc tế ưa chuộng nhất nước Mỹ.

San-Francisco

Những ngôi nhà thời Victoria trên một con đường dốc ở San Francisco – Ảnh: thibslife

* Trong khu phố Russian Hill, Lombard Street nằm giữa đoạn đường Hyde Street và Leavenworth Street, là con đường ngoằn ngoèo nhất nước Mỹ và được chụp ảnh nhiều nhất San Francisco, điểm phải đến của bất kỳ du khách nào tại đây.

Chỉ dài vài trăm mét nhưng dòng ôtô nối đuôi nhau phải mất rất nhiều thời gian khi “bò” qua tám khúc ngoặt gấp rất hẹp nằm giữa các luống hoa trên con đường dốc. Một cầu thang được xây dựng dọc con đường dành cho người đi bộ.

Lombard Street còn hấp dẫn du khách do được phủ đầy hoa, đặc biệt là những cụm hoa cẩm tú cầu khổng lồ. Và từ đầu đường trên cao, bạn dễ dàng ngắm nhìn một phần thành phố.

Lombard-Stree

Ôtô nối đuôi nhau “bò” xuống đường Lombard Street – Ảnh: flickr

Lombard-Stree

Một căn nhà xinh xắn trên đường Lombard Street – Ảnh: flickr

Lombard-Stree

Du khách tràn ngập Lombard Street – Ảnh: flickr

* Filbert Street là một con đường nổi tiếng khác ở khu Russian Hill. Là đường dốc nhất thành phố với độ chênh 31,5% (17,5 độ) trên một đoạn chỉ 60 – 70m, nên bạn có cảm giác những chiếc xe đậu bên đường như sắp rơi và các nữ du khách thì được khuyến cáo tránh dùng giày cao gót.

Phần dốc nhất của Filbert Street nằm giữa hai con đường Hyde và Leavenworth. Xe cộ lưu thông trên đường chỉ được phép theo một chiều duy nhất là đi xuống.

Filbert-Street

Filbert Street – Ảnh: wp

Filbert-Street

Nhà và xe cùng… nghiêng theo đường Filbert Street – Ảnh: surlarouteasiatique

Không chỉ được trải nghiệm độ dốc nơi đây, bạn có thể thưởng ngoạn các công trình kiến trúc đẹp mắt như nhà thờ Thánh Peter và Paul. Và một trong những điều để nhớ về San Francisco là chinh phục 377 bậc thang gỗ trên đường Filbert Street, qua thảm thực vật xanh mướt cùng những căn nhà màu sắc rực rỡ bên đường.

Từ đây du khách có thể khám phá những góc nhỏ kín đáo của San Francisco như các vườn hoa xinh xắn xung quanh Filbert Street. Và nếu may mắn, có thể quan sát những chú vẹt hoang dã lấp ló.

Tháp Coit sẽ đón bạn ở đỉnh cầu thang. Và trước mắt lúc này là toàn cảnh vịnh San Francisco lộng lẫy.

Đường số 22 ở khu phố Noe Valley cũng có độ dốc gần tương đương Filbert Street nhưng không nổi tiếng bằng.

Filbert-Street

Cầu thang trên đường Filbert Street – Ảnh: wiki

* Với chiều dài gần 11,70km, Mission Street là con đường dài nhất, đồng thời là một trong những đường lâu đời nhất San Francisco.

Thuộc khu phố Mission District nổi tiếng có xu hướng nghệ thuật phát triển nhất thành phố nên dọc hai bên đường Mission Street là những cửa hàng, quán xá bắt mắt nối tiếp nhau.

Một số tranh tường sống động trên các tường nhà bên đường và những hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố khiến con đường luôn cuốn hút người qua đường…

Mission-Street

Mission Street – con đường dài nhất San Francisco – Ảnh: wiki

Mission-Street

Một góc đường Mission Street – Ảnh: wp

* Grant Avenue giữa lòng khu phố Tàu là con đường cổ nhất thành phố. Năm 1845, đường mang tên Foundation Street và đổi thành tên Dupont Street một năm sau đó. Tên đại lộ Grant ra đời khi đường được trải nhựa mới sau trận động đất kinh hoàng năm 1906.

Vì vậy nếu bạn hỏi một cụ già gốc Trung Quốc ở khu phố này, câu trả lời sẽ là “Du Pon Gay”. Trong tiếng phổ thông, Gai là “đường”! Và trên con đường rợp bóng cây này là những cửa hàng san sát đầy cám dỗ với người đi đường.

Grant-Avenue

Đường Grant Avenue băng qua khu phố Tàu ở San Francisco – Ảnh: wp

* Harry Street là một trong những con đường có nhiều hoa nhất San Francisco. Thả bộ ở Harry Street bạn sẽ có cảm giác đang lang thang trong một khu rừng nhiệt đới ngát hương hoa giữa đô thị.

Do có 241 bậc thang nên Harry Street còn được gọi là Harry Stairs. Con đường đặc biệt còn thêm duyên với những căn nhà xinh xắn ẩn hiện bên lùm cây ven đường…

Harry-Street

Đường bậc thang Harry – Ảnh: wp

Harry-Street

Bạn cần chuẩn bị sức lực để có thể đi hết những bậc thang trên đường Harry! – Ảnh: wp

* Và nếu muốn khám phá con đường rộng nhất San Francisco, bạn hãy đếnđại lộ Van Ness, nơi tập trung nhiều công trình công cộng chính yếu của thành phố như tòa thị chính, nhà hát, các nhà hàng có phong cách độc đáo…

Và tại De Forest Way rộng khoảng 1,37m bạn sẽ nhìn thấy những du khách vươn cánh tay trải nghiệm cảm giác đi trong con đường hẹp nhất San Francisco.

De-Forest-Way

Một đoạn Van Ness Avenue, con đường rộng nhất San Francisco – Ảnh: sfexaminer

De-Forest-Way

De Forest Way, con đường hẹp nhất San Francisco – Ảnh: flickr

Mua vé máy bay đi Mỹ nên mua vé chính hãng của American Airlines ngay tại văn phòng đại diện. Hãng có văn phòng ngay tại TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ bạn đặt những chiếc vé máy bay đi Mỹ nhanh và tiện lợi nhất. Bạn hãy gọi số (84-8) 39 330 330 để được hỗ trợ đặt vé máy bay đi San Francisco.

Theo Tuổi Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục

Gọi Chúng Tôi